Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Tuyển dụng Hỏi đáp ++++HOTLINE++++
+0919 842 835
+thanhth98@gmail.com
Hỗ trợ
khách hàng
   Tìm kiếm     
Tin hoạt động
Phát triển nguồn lợi thủy sản nội đồng
22/08/2012  

 Đã từ lâu, cây lúa vẫn luôn gắn liền với đời sống sản xuất của bà con nông dân ta. Và cũng như vậy, con cua, con cá rô đồng và con trạch là những loài thủy sản sống trên ruộng lúa rất thân thuộc với bà con. Chúng vừa giúp cho ruộng lúa của bà con tốt hơn, giúp cải thiện một phần cuộc sống của bà con.

Ngày nay, việc làm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã khiến cho những thủy sản này ngày càng cạn kiệt đi. Khiến cho giá thành của chúng trở nên đắt đỏ trong khi nhu cầu của thị trường
ngày một đòi hỏi cao hơn. Nếu như bà con biết phát huy hết thế mạnh trên đồng ruộng của mình thì chắc chắn chúng sẽ giải quyết được một phần kinh tế tương đối cho bà con. Việc
nuôi trồng này phù hợp đối với những tỉnh có diện tích trồng lúa tương đối lớn, đặc biệt thích hợp đối với bà con trồng lúa chỉ được một vụ nhưng không có điều kiện đầu tư lớn để nuôi trồng thủy sản vụ còn lại.
 
Bên cạnh việc xây dựng một khu chuyên nuôi trồng thủy sản, việc chăn nuôi kết hợp với thủy sản, trồng trọt để tạo nên một cơ sở sản xuất an toàn và bền vững. Nghiên cứu các giải pháp sinh học để đưa vào xử lý các khu ao hồ. Nếu chúng ta xử lý được môi trường ao hồ vừa tận dụng được mặt nước và cũng nâng cao năng suất thủy sản ở trong nông thôn, làm theo hướng kết hợp với trồng trọt. Kết hợp xây dựng mô hình phát triển thủy sản với trồng trọt mà chú trọng đến những đối tượng như cá rô đồng, trạch và cua đồng nhằm tăng thêm hiệu quả cho một đơn vị diện tích công tác.
 
Hiện nay, nông dân tập trung chính là cây lúa, khi chuyển sang nuôi trồng thủy sản nội đồng vốn gặp rất nhiều khó khăn nên cần phải có nguồn vốn chính sách của các ngân hàng đầu tư, ngân hàng nông nghiệp và quỹ đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho bà con nông dân đủ được vốn để tổ chức sản xuất hiệu quả. Vấn đề nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản cũng rất nan giải vì cơ bản việc nuôi trồng thuỷ sản đều tận dụng nguồn nước thải của khu vực sản xuất trồng trọt cũng như khu vực nông thôn. Cho nên nếu chúng ta không xử lý tốt nguồn nước đầu vào cho khu vực thủy sản thì như thế hiệu quả sẽ không được cao.
 
Chúng ta hãy cùng tham khảo mô hình sản xuất điển hình sau đây:
 
Diện tích canh tác khoảng hơn hai mẫu, có đầy đủ chỗ để đào ao thả cá, một phần trồng lúa kèm theo cá trạch, cá rô và cua đồng cũng ở trong ruông lúa đó. Muốn có được hiệu quả kinh tế cao khi nuôi giống thủy sản này trong ruộng lúa phải tuân thủ tốt các điều kiện mà cán bộ kỹ thuật đưa ra. Ví dụ như phải chắn bờ cho tốt để tạo điều kiện cho cua, trạch trú ngụ khi trời quá nóng hoặc quá lạnh. Phải kiểm tra định kỳ để cho chúng không được phát triển tự nhiên như trước v.v… Theo ý kiến của các nhà kỹ thuật, mặc dù đây là những giống thủy sản phát triển trong điều kiện tự nhiên nhiều năm qua, ít mắc bệnh tật, có sức sống và chống chọi với bệnh tật rất tốt. Nhưng nếu nuôi tập trung với mật độ lớn, không thực hiện đúng với phương pháp kỹ thuật thì hiệu quả cũng sẽ không cao. Bởi vì, các loại thủy sản này sống theo những điều kiện khác nhau trong ruộng lúa. Ví dụ như cá trạch sống trong bùn, cá rô đồng sống trong điều kiện có nước, con cua đồng thì phải sinh trưởng trong điều kiện vừa có nước vừa có cạn. Khi nuôi cả ba loại này trong một ruộng lúa, thì việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật là điều rất cần thiết.
 
Theo phát triển tự nhiên của ngày xưa thì cá trạch, cá rô và cua không có ai nuôi nhưng tự có rất nhiều ở ngoài đồng. Từ đó, trong các bờ ruộng, bờ lúa nó đã có chỗ trú. Nếu như
không cấy lúa nữa thì cũng phải tạo những cái khác để phù hợp với môi trường sống tự nhiên của nó.
 
Đối với ruộng nuôi cua, nuôi trạch, bà con lưu ý đối với cua là loại động vật ăn tạp, có tính cạnh tranh thức ăn lẫn nhau. Do vậy, bà con phải tạo những bờ giả xung quanh ruộng. Có những bờ giả để cho cua làm hang, giúp cho quá trình sinh trưởng, lột xác để sinh trưởng và tránh thời gian những con cua đực ăn xác những con cua bị bệnh. Ở những bờ giả đó, phải tạo những cái hố ở dưới để cho trạch trú ẩn bên dưới. Khi nuôi kết hợp với ba loại thủy sản nội đồng sẽ có tác dụng làm tơi xốp đất, hạn chế những côn trùng sâu bọ gây hại trên ruộng lúa, tăng thu nhập cho bà con trên một diện tích đất canh tác.
 
Về bờ giả, bà con không cần phải làm hết bờ ruộng mà ta chỉ làm đĩa xung quanh bờ ruộng và giữa ruộng. Về kích cỡ có thể cao nổi trên mặt nước độ khoảng 10 - 15 phân, chiều dài khoảng 2 - 3m, chiều ngang khoảng 40cm, kích cỡ như thế là được để tạo bờ giả cho cua trú ẩn.
 
Đối với diện tích khoảng một sào ruộng cây lúa thì ta chỉ có thể tạo khoảng 4 - 5 cái bờ giả. Mỗi bờ giả chiều dài khoảng 2m - 2,5m, chiều rộng khoảng 40cm, cao nổi gờ trên mặt nước khoảng 10 - 15cm. Trên những bờ giả đó, bà con có thể trồng thêm một ít cỏ tạo bóng mát cho cua lên trú ẩn.Thế nhưng với con cua đồng, con cá trạch, nuôi thả trên ruộng lúa đã góp phần tăng thêm thu nhập đáng kể trong thời gian qua.  Phương pháp nuôi thuỷ sản này đặc biệt thích hợp đối với bà con có diện tích canh tác nhỏ và nó đem lại hiệu quả kinh tế rất tốt
với chi phí thấp. Trong khi nhiều bà con ta chưa có điều kiện để nuôi trồng thuỷ sản theo quy mô lớn thì đây chính là hướng đi giúp bà con cải thiện kinh tế rất tốt.
 
Về đặc tính sinh học đối với con trạch là những giống rất khoẻ và có sức chịu đựng rất tốt bởi vì nó chui rúc ở bùn, nơi mà êm khí. Nên sức chịu đựng con trạch rất là tốt, ít khi gặp
bệnh.
 
Con trạch sinh sản thường vào trời mưa tháng 3, tốc độ sinh trưởng của trạch là sau khoảng 6 - 8 tháng nuôi thì trạch có thể dài khoảng 10 - 13cm và trọng lượng của trạch nuôi khoảng 8 - 10g/con có thể thu hoạch được. Ta thả trạch nuôi đầu năm kích cỡ khoảng 3 - 5cm/con. Đến khoảng tháng 10, ta thu hoạch đạt năng suất một sào. Bắt mồi vào chiều tối và ăn côn trùng, ăn các loại động vật không xương sống ví dụ như là giun, ốc, hến, trai v.v… Bên cạnh đó, ta có thể bổ sung trong quá trình nuôi chúng ta có thể cho ăn bổ sung thêm bột ngô, cám gạo, khoai lang luộc.
 
 Đối với ruộng nuôi trạch thì bà con làm cho chắc bờ, tránh cho trạch không lang thang vào đó, có những cái rãnh xung quanh, còn rãi rác quanh ruộng, bà con đào những cái hố. Và cái hố đó độ khoảng 40 - 60 và đào sâu khoảng 40cm để cho bùn xuống, sau khi thả giống được một tuần để con giống ổn định. Ta mới tiến hành cho ăn. Đầu tiên, ta cho ăn rãi rác khắp ruộng, sau đó, ta thu gọn vào những cái hố đào đó để cho trạch tập trung ăn ở điểm đó. Đến khi thu hoạch cũng dễ thu hoạch hơn vì trạch tập trung vào những cái hố đã đào. Chúng thường ăn vào những buổi chiều tối là chính nên cho ăn vào khoảng 5 - 6 giờ chiều. Thức ăn cho trạch có thể dùng phế phẩm nông nghiệp kết hợp với bột ngũ cốc, tôm, cua, cá, ốc, hến. Đó là những loài động vật sống mà trạch thích ăn.
 
Với con cua, đặc tính sinh học là rất ăn tạp và có tính chất cạnh tranh thức ăn với nhau. Nên khi mà bà con cho cua ăn thì nên giã ra và rãi lên trên khắp bờ để tránh cua tranh giành thức ăn lẫn nhau. Phổi đựng thức ăn của cua rất rộng nhưng khi mà ta giải phẫu trong ruột cua thì thấy thức ăn về thực vật chiếm khoảng 60 - 70% cho nên trong ruộng cấy lúa mà nuôi cua thì nên bón bổ sung phân hữu cơ để tạo ra rong tảo để cho nó phát triển, bổ sung thêm thức ăn cho cua.
 
Ta có 2 hình thức thả. Cua thường sinh sản trong mùa đông, khoảng tháng 2, tháng 3 ngoài tự nhiên thì ta có thể đánh bắt được các loài cua nhỏ cỡ bằng đầu ngón tay cái. Cỡ cua khoảng 200 - 250 con/kg. Ta thả với mật độ 3 - 5 kg/100m2 ruộng lúa. Đối với hình thức thứ hai ta có thể tận dụng khoảng tháng 10 âm lịch, bà con có thể bắt các loại cua to, chúng ta có thể tạm gọi là cua bố mẹ. Đặc tính sinh học của con cua là đối với con cua cái có túi chứa tinh. Do vậy, sau khi giao phối với con đực, túi chứa tinh của con cái có thể sử dụng trong quá trình cả vòng đời của cua, nó sẽ sử dụng dần tinh trùng đó chứ không phải mỗi lần sinh sản là mỗi lần giao phối. Do vậy, tỉ lệ cua đực thả lẫn với cua cái với tỉ lệ một cua đực thì có thể kèm 8 - 10 con cua cái, thả theo tỷ lệ đó với mật độ là khoảng 1 - 1,5kg cua trên 100m2 ruộng lúa.
 
Thức ăn của cua thiên về thực vật nên tạo thêm rong tảo cho cua ăn và bổ sung thêm bột ngũ cốc, phế phẩm lò mổ, có thể là những động vật thối rửa như cua hoặc là cá chết. Rãi trên bờ giả để cho cua có thể ăn được,tránh tập trung một chỗ cắn xé nhau đến chết. Những con cua có xác lột ra hoặc thả chung vào một ruộng, không may những con cua tranh giành thức ăn mà cắn chết. Một là nếu như cua đói quá thì nó sẽ ăn thịt lẫn nhau. Hai là những con cua chết có thể làm thức ăn cho trạch. Tận dụng nuôi ba loại có nghĩa là tận dụng thức ăn để hỗ trợ cho nhau cùng phát triển.
 
Đối với nuôi các loại thủy sản này, thường thường khi lúa cứng cây thì ta có thể thả trạch, thả cá rô đồng. Còn đối với con cua thì lúa độ khoảng hai tháng, lúa chắc cây và có thể dâng nước lên được. Tạo những bờ giả chắc chắn thì ta thả cua xuống.Thường vào tự nhiên là khoảng tháng 3 dương lịch. Lúc đó, lượng giống cua có sẵn, cây lúa đã cứng cây thì thả giống xuống được.
 
Về đặc tính cá rô đồng thứ nhất nó rất khoẻ, sống trong môi trường tự nhiên tốt, và sức chống chịu của nó rất dẻo dai.
 
Thức ăn cũng là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Trong quá trình nuôi, bà con lưu ý là che chắn bờ, tránh cho cá bơi đi, lạch đi, nhất là những chỗ cống thoát nước vào trong ruộng nuôi.
Phải có lưới, bởi vì ta nuôi đến cuối vụ cho nên lưới đó phải là lưới thép. Nếu làm bằng nilon hay là cước thì cá sẽ cắn đứt. Cá rô nuôi hàng ngày cho ăn bổ sung thêm đạm động vật vào. Nếu như có điều kiện thì nên chiếm khoảng 40% và bổ sung thức ăn hằng ngày cho cá chiếm khoảng 30% trọng lượng của cá. Nếu nuôi cá rô không thì chỉ cần diện tích mương chiếm khoảng 50% diện tích ruộng để cho cá trú ẩn vào những ngày trời quá nắng nóng hoặc dùng thuốc bảo vệ thực vật
 
Nếu bà con nuôi riêng từng loại, từng ruộng thì về bờ đối với bờ ruộng nuôi cua, nuôi cá rô thì đều phải chuẩn bị bờ ruộng nuôi như nhau. Đều phải có vật liệu nuôi che chắn, ngăn chặn cua và cá lạch đi. Đối với ruộng nuôi cua thì phải tạo nên những bờ giả.. Nếu có điều kiện, bà con nên khoanh vùng nuôi riêng từng loại. Nhưng nếu bà con ta không có điều kiện nuôi riêng từng loại phải nuôi chung trong 1 ruộng lúa. Trong quá trình lúa sinh trưởng và phát triển. Chắc chắn có trường hợp lúa bị sâu bệnh. Trong lúc đó, bà con cần phun thuốc có thể là
thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu. Ta cũng có hai cách, một là rút nước để dồn cá xuống những mương, những truông để cho cá trú ẩn ở đấy. Ta phun thuốc, tất nhiên là chọn những loại thuốc có tính độc hại thấp. Cách thứ hai là dâng nước cao lên nữa để khi mà thuốc xuống nước sẽ bị dung hoà với lượng nước lớn thì cũng giảm được độc tính.
 
Trên đây cũng là những kiến thức hữu ích cung cấp cho bà con nuôi trồng thuỷ sản nội đồng một cách tốt nhất trong những ruộng lúa, ao và trong những trang trại thuỷ sản nội đồng của mình. Góp phần làm tăng thu nhập cải thiện nâng cao đời sống của bà con nông dân trong thời gian tới.
 
Kim Loan
Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập
Mật khẩu
 Đăng ký thành viên     Quên mật khẩu
Hổ trợ trực tuyến
Not image
Đình Thành
Tỷ giá vàng - ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ
Giá vàng SBJ - SJC
Liên lạc

TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ THỐNG KÊ KH&CN TỈNH BÌNH dương

Địa chỉ: Số 28, Huỳnh Văn Nghệ, P.Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương

Email: thongtinkhcn@binhduong.gov.vn

MST: 3701480222

Điện thoại: +84-274-3856429

Website: http://ttthongtin.khcnbinhduong.gov.vn

Liên kết hữu ích

»Sở KH&CN Bình Dương
»Quỹ phát triển KH-CN Bình Dương
»Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN

Các liên kết khác

Thống kê truy cập

Đang online : 3
Tổng số truy cập : 420607

Sơ đồ website