Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Tuyển dụng Hỏi đáp ++++HOTLINE++++
+0919 842 835
+thanhth98@gmail.com
Hỗ trợ
khách hàng
   Tìm kiếm     
Tin nổi bật
Kinh tế trang trại với hội nhập.
22/08/2012  

Hiện nay, tiến trình hội nhập kinh tế đang đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam những thời cơ và thách thức lớn. Việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng có nghĩa là nước ta phải đương đầu với sự canh tranh gay gắt, các hộ, các trang trại buộc phải cạnh tranh gay gắt với những hàng nhập khẩu chất lượng cao, giá rẻ của nước ngoài. Trong bối cảnh đó, kinh tế trang trại của nước ta nói chung và kinh tế trang trại của tỉnh Bình Dương nói riêng phải được phát triển theo những yêu cầu và nội dung mới. Sau đây, chúng ta cùng tham khảo 2 mô hình trang trại sau:

Mô hình thứ nhất: Với diện tích 2,5ha, tuy chưa phải là lớn nhưng khu trang trại đã được quy hoạch rất bài bản từ nuôi heo hướng nạc, chăn nuôi các loại thủy đặc sản và đã đem lại hiệu quả kinh tế hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nuôi heo thịt hướng nạc trọng lượng xuất chuồng bình quân từ 60 - 70kg/con. Bởi vì lúc này, tỷ lệ heo có nạc là cao nhất. Đồng thời giảm được chi phí đầu vào. Do vậy, lãi suất sẽ cao  hơn.
 
Đà điểu là giống vật nuối có rất nhiều triển vọng. Vì chúng lớn nhanh, ít bị bệnh. Có giá trị dinh dưỡng cao lại có giá. Vỏ trứng làm đồ thủ công mỹ nghệ được ưa chuộng và da được chế  tác làm đồ da cao cấp. 
 
Hươu sao rất có giá trị kinh tế, bà con ta ai cũng biết về giá trị kinh tế của nó, linh hươu là một vị thuốc trị bệnh quý hiếm và đắt tiền. Thịt hươu ngon và bổ trong khi điều kiện chăn nuôi  lại không có gì khó khăn lắm. Dưới tán cây bưởi, người dân có thể trồng các loại cây và cỏ dùng để cho hươu ăn, hươu chỉ ăn cỏ và một số loại phụ phẩm chăn nuôi như cám, gạo. Những lá cây tỉa cũng có thể cho hươu ăn được và hươu là loài động vật ăn trong bầy đàn. Mục đích của mình là tái sinh năng lượng trong trang trại đó tạo ra được hiệu quả kinh tế cao.
 
 Điều kiện cần để chăn nuôi hươu là diện tích chuồng trại và phòng bệnh tốt. Giống hươu sao này cũng là một loài vật rất quý vì vậy bà con nên nuôi trong thời hội nhập này, Bởi vì nhu  cầu nhung hươu cho thị trường ngày một lớn. Trong khi đó, nguồn khai thác từ tự nhiên chắc chắn là không đủ. Đồng thời khi nuôi, chúng ta có rất nhiều lợi ích vừa không tàn phá môi  trường mưu sinh vừa khai thác được nhung lâu dài.
 
Ở mô hình này, trồng bưởi cũng được quan tâm, có thể trồng khoảng 700 gốc bưởi và được chăm bón 1 cách đầy đủ từ những chất thải của khu chăn nuôi, năng suất đem lại sẽ cao  hơn. Việc kết hợp giữa trồng cây ăn trái và chăn nuôi đúng chỗ và đúng lúc thì sẽ đem lại nhiều hiệu quả kinh tế. Kết hợp với các nhà khoa học bảo quản làm sao khi trúng vụ thì quả  bưởi diễn rất là rẻ, mà đến khi trái vụ thì quả bưởi diễn rất đắt, lên gấp hai lần thì phải có phương pháp bảo quản. Nếu mua phân về bón cho 700 gốc bưởi diễn thì cũng phải tốn chi phí hơn hàng chục triệu đồng. Đây là một kinh nghiệm hay cho bà con nông dân,khi chúng ta chăn nuôi được bao nhiêu thì nên đầu tư trồng cây ăn quả chừng nấy, sẽ tiết kiệm được chi phí  đồng thời tạo nên một nguồn kinh tế tốt hơn về sau này khi những cây ăn quả cho thu hoạch ổn định.
 
Phần còn lại của trang trại, bà con có thể cho đào ao thả cá và nuôi cá sấu. Cá sấu là một con vật nuôi hết sức mạnh mẽ. Điều kiện sông nước, thổ nhưỡng, khí hậu rất phù hợp khi ở  miền Nam. Khi nuôi cá sấu chúng ta có thể tận dụng được nhau thai heo khi heo nái sinh sản hoặc trong một đàn heo con, có những con không đạt tiêu chuẩn có thể đem ra cho cá sấu  ăn., đó là nguồn thức ăn rất phong phú cho cá sấu mà chi phí không nhiều. Như vậy, làm trang trại trong quá trình hội nhập kinh tế không phải là dễ nhưng cũng không phải là quá khó.
   
Nếu như bà con chúng ta có kiến thức biết đi sâu vào những giống cây con đặc sản và điều đặc biệt là biết dùng những vật nuôi cây trồng bổ sung cho nhau để tiết kiệm chi phí ban đầu  một cách tốt nhất.
 
 Yếu tố đầu tiên là người làm trang trại phải có kiến thức, kiến thức về hiểu biết nền sản xuất nông nghiệp của chính mình hiện nay. Nếu không có sử dụng diện tích đất đai thì không có  làm trang trại được. Nếu trang trại quy mô nhỏ thì không có sức để cạnh tranh, không thể sản xuất ra được hàng hoá. Thứ hai là phải có tích tụ ruộng đất. Thứ ba là bản thân người  nông dân làm trang trại phải có hiểu biết về thị trường..

Nếu để kinh tế trang trại theo hướng phát triển, có thể hoà mình với hội nhập thì mô hình trang trại này là trang trại phải sản xuất hàng hoá theo kiểu tập trung và thành một chuỗi trang  trại cùng cung ứng một nguồn hàng cho siêu thị hoặc một thị trường nào đó. Lúc đó, trang trại của chúng ta mới tạo ra một giá trị cho mặt hàng nông nghiệp đó được nâng lên, có như  thế chúng ta mới hội nhập.

Tiếp theo, bà con cùng tham khảo mô hình trang trại thứ hai: Với diện tích đất đồi hơn 5ha, mô hình trang trại này nuôi bò, heo, nhím, hươu và trồng cây ăn quả. Làm tăng thu nhập đáng kể cho chủ trang trại. Việc đa dạng hoá các sản phẩm trong trang trại từ đàn heo, đàn bò, nhím, hươu sao và trồng cây ăn quả. Chủ trang trại đã có một cuộc sống ấm no và quan trọng hơn là nó phát triển bền vững qua từng năm tháng. Bước đi đầu tiên cũng giống như nhiều gia đình khác.
 
Về đàn heo, tiến hành nhân giống đàn heo kết hợp với trồng cây ăn quả. Và khi dư thừa, bà con tiến hành xây dựng hầm bioga, vừa không mất vệ sinh, không tốn nhiều chi phí và lượng phân ủ hoai mục chính là điều kiện tốt nhất cho những ruộng lúa, nương ngô và cây ăn trái được đảm bảo sạch, phục vụ thị trường. Đó là một ý thức rất quan trọng trong việc sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp trong một trang trại
 
Về đàn hươu, nhung hươu cho mỗi con trung bình khoảng 5 - 6 triệu. Chăn nuôi của nó có cái dễ là mình chỉ đi lấy cây, lá, cỏ thôi, cho thêm thức ăn tinh như ngô, khoai, sắn cũng ít, không nhiều nên cũng dễ đối với gia đình. Điều kiện nuôi của con hươu khó một cái là không thả được mà mình phải nhốt ở trong chuồng. Quan trọng thức ăn của nó phải biết thay đổi ví dụ như hôm nay nó ăn lá này nhưng mà nó không ăn nữa thì ngày mai mình phải chuẩn bị cho nó thức ăn khác
 
Về con nhím thì có một cái dễ là thức ăn. Nhưng cái khó của nó là lông rất nhọn, khi phối giống không xác định được là đậu hay không? Chưa có kiểm tra được. Nhím phải nhốt chung thành từng cặp, không được thả chung tập thể vì như vậy chúng sẽ đánh nhau. Khi con nhím đẻ ra phải tách đực ra ngay. Tách đực ra trong vòng ba ngày thì đực tiếp tục cho phối giống tiếp. Sau ba ngày, bà con chịu khó cứ thấy con cái muốn sang con đực thì mình mở cửa cho sang khoảng 1 - 2 tiếng rồi mình cho quay lại với con nó. Nếu như những đợt trước thì khoảng hai tháng sau mới cho sang thì làm mất đi khoảng thời gian lâu. Đây là những con vật có giá trị kinh tế cao và là một hướng đi mới cho bà con nông dân làm trang trại hiện nay.
 
Vừa tận dụng được các điều kiện tự nhiên như khí hậu và thức ăn. Khi xuất ra thị trường thì đây là những giống chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nhưng điều quan trọng, muốn nuôi thành công, bà con nên mua giống ở những nơi có địa chỉ tin cậy. Và tuân thủ đúng quy trình nuôi mà các nhà chuyên môn hướng dẫn thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao được.
Bò thịt cũng là loài vật nuôi khá dễ. Thức ăn cho bò là cỏ, thỉnh thoảng cho thêm ít cám gạo hoặc ngô cho bò mau béo.
 
Nên trồng nhiều loại rau dưới tán cây ăn quả sẽ tận dụng được diện tích đất. Có thể bán rau này để có thêm thu nhập. Hơn nữa, trồng các loại rau dưới tán cây ăn quả sẽ giúp đất tơi xốp hơn và vườn cây ăn quả tươi tốt hơn nhiều.
 
Đối với điều kiện phát triển trang trại nuôi giống là một trang trại rất đa dạng, hỗ trợ các mặt về kinh tế, thúc đẩy phát triển. Đây là một mô hình tiên tiến để bà con nông dân cùng nhau học tập, cùng nhau phát triển kinh tế gia đình cũng như là phát triển kinh tế của địa phương. Một số hộ cũng biết đầu tư chăn nuôi theo hướng công nghiệp như chăn nuôi heo, chăn nuôi trâu bò. Qua đó, chăn nuôi địa phương có những bước phát triển để nuôi được trâu, bò và đàn heo.Phát triển kinh tế trang trại với tính chất tổng hợp này rất hay từ chỗ chăn nuôi heo, chăn nuôi gia súc như con hươu, con nhím. Chăn nuôi rồi phát triển làm bioga nữa thì chất thải này dùng để tưới ruộng. Trồng tổng hợp tất cả các loại cây. Đây là một hướng đi rất là hay đối với người nông dân. Bởi vì nguồn thu nhập của nó là quanh năm.
 
Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế để bà con chăn nuôi phát triển, cần giúp đỡ và khuyến khích bà con bằng các biện pháp tổ chức cho bà con có những chuyến đi tham quan học hỏi chỗ này chỗ kia học hỏi những mô hình hay, những đối tượng mới để bà con có thể áp dụng những địa thế của từng địa phương nơi mình sinh sống..
 
Trần Phướ
Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập
Mật khẩu
 Đăng ký thành viên     Quên mật khẩu
Hổ trợ trực tuyến
Not image
Đình Thành
Tỷ giá vàng - ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ
Giá vàng SBJ - SJC
Liên lạc

TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ THỐNG KÊ KH&CN TỈNH BÌNH dương

Địa chỉ: Số 28, Huỳnh Văn Nghệ, P.Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương

Email: thongtinkhcn@binhduong.gov.vn

MST: 3701480222

Điện thoại: +84-274-3856429

Website: http://ttthongtin.khcnbinhduong.gov.vn

Liên kết hữu ích

»Sở KH&CN Bình Dương
»Quỹ phát triển KH-CN Bình Dương
»Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN

Các liên kết khác

Thống kê truy cập

Đang online : 12
Tổng số truy cập : 420785

Sơ đồ website