Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Tuyển dụng Hỏi đáp ++++HOTLINE++++
+0919 842 835
+thanhth98@gmail.com
Hỗ trợ
khách hàng
   Tìm kiếm     
Thông tin khoa học công nghệ
Đặc điểm sinh học của cá tra và đặc điểm phân bố
14/04/2013  

 Cá tra là loài cá da trơn, có thể sống được ở môi trường có hàm lượng oxy hòa tan thấp, rất phù hợp cho việc nuôi thâm canh ở mật độ cao. Cá tra thuộc giống Pangasius được phát hiện ở Nam bộ và rất quen thuộc với bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loài cá dễ nuôi, không kén thức ăn có nhu cầu về môi trường sống đơn giản nhưng lại cho hiệu quả kinh tế cao.

 
Cá tra là một trong những đối tượng quan trọng được xuất khẩu ở nhiều nước khác nhau như: Pháp, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,… nên bà con nông dân cần phải biết cách
thức đảm bảo chất lượng tốt như quy phạm nước sạch hoặc quy phạm thực hành,…
 
 Đặc điểm sinh trưởng
 
Về đặc điểm sinh học: Cá tra ở nước ta thích nghi và chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm. Cá tra dễ nuôi, thả được mật độ cao ở nhiều loại hình mặt nước như nuôi trong ao đầm, lồng bè,
hầm,…
 
Đối với sản phẩm cá bà con sản xuất ra phải đảm bảo các chỉ tiêu về hóa học, vi sinh vật, không ảnh hưởng về sức khỏe của con người. Ví dụ như các chỉ tiêu về vi sinh vật, thuốc
kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, kim loại nặng, nấm hoặc các ký sinh trùng. Muốn đảm bảo được cho nhu cầu nuôi an toàn thực phẩm thì chúng ta phải dựa vào những
mối nguy có liên quan đến các vùng nuôi mà không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong giai đoạn con giống, môi trường nước, chất đáy,… cũng đem mầm bệnh đến và gây ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, các hóa chất, thuốc và phân bón là những hóa chất cấm, hạn chế trong chăn nuôi  nếu tác động vào vùng nuôi như ao và lồng sẽ gây ảnh
hưởng đến động vật thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm.
 
Dựa trên các mối nguy ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, bà con cần phải xây dựng những ao nuôi, đảm bảo được kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường nuôi, bảo đảm được sức
khỏe của con cá và thu hoạch bằng một số phương pháp như sau:
 
Chuẩn bị ao nuôi
 
Đầu tiên, bà con tiến hành cải tạo ao nuôi là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của việc nuôi cá. Nếu bà con tẩy dọn ao nuôi tốt, sẽ
 
tránh được các mầm bệnh gây hại cho cá sau này. Chúng ta phải chọn ao nuôi ở nơi dễ thoát nước, có nguồn cấp nước sạch và chủ động tùy theo điều kiện nuôi. Ao nuôi có diện tích
500 m trở lên, có độ sâu từ 1,5 - 2m, đáy ao là loại đất cát pha có nhiều bùn bãi, hữu cơ.
 
 Trước khi thả cá, bà con cần tát cạn nước, để lại trong đáy ao có độ bùn từ 20 - 30cm, cần cải tạo kĩ, phát hoang bờ ao, san lấp các hang hốc, tu sửa lại cống, làm cạn nước và bốc
vét bùn, càng ít bùn càng tốt. Bà con dọn dẹp các cây cỏ thủy sinh ở bên trong cũng như xung quanh ao. Tát cạn lớp ao, vét bớt lớp bùn đáy chỉ để lại lớp dày khoảng 15 - 20cm. Sau
đó, bón vôi với liều lượng 10 - 15kg/100m2 đáy ao, với những ao nuôi mới đào, bà con cần bón nhiều hơn từ 20 - 30kg/100m2 đáy ao. Sau đó, bà con tiến hành phơi khô đáy ao
khoảng 7 - 10 ngày. Lấy nước vào ao qua lưới lọc với mực từ 1,5 - 2,5m. Bà con lưu ý bờ ao cần phải đắp chắc chắn, không bị rò rỉ, có hệ thống ngăn chắn, ngưng cung cấp nước
tưới tiêu cho ao nuôi. Chúng ta cũng có thể làm hàng rào chắn xung quanh ao nuôi bằng lưới chắn xung quanh bờ ao, bà con trồng những cây ăn quả ngắn ngày, có bóng rợp để che
nắng cho ao thả cá.
 
Nếu chúng ta có điều kiện nuôi theo phương pháp công nghiệp, bà con nên xây xung quanh bờ ao và hệ thống ao thoát nước bằng gạch đá để ao có độ bền lâu dài và có thể lắp máy
bơm nước để tiện lợi thay nước trong ao nuôi.
 
Chuẩn bị con giống
 
Trước khi cá được mua về nuôi có rất nhiều kích cỡ khác nhau. Tuy nhiên, cũng tùy theo từng địa phương mà bà con có thể chọn cá con khoảng 8-12 phân, và đảm bảo cá không bị
bệnh tật, màu sắc sáng, các sóc thân rõ ràng,…
 
Khi bà con đã chọn được giống cá đạt tiêu chuẩn, trước khi thả cá ra ao, chúng ta có thể pha nước muối loãng với tỷ lệ từ 2 - 3%, hòa cho tan nước muối trong nước, tiến hành vớt cá
giống từ ao cá giống, cho cá bơi trong vòng từ 5 - 10 phút, bà con có thể dùng vacxin để tiêm phòng bệnh cho cá. Khi tắm cho cá khoảng từ 5 - 10 phút, những con cá nào yếu sẽ nổi
trên bề mặt. Bà con vớt bỏ, những con cá khỏe mạnh sẽ đua nhau bơi trong chậu nước. Và tiến hành thả cá vào ao đã chuẩn bị trước. Mật độ ao nuôi:
 
Về năng suất: để đạt năng suất cỡ 40 - 60 tấn thì chúng ta thả cá mật độ khoảng 5 - 7 con/m2. Nếu bà con nuôi năng suất cao hơn, mật độ thả từ 10 - 20 con thì sẽ đạt được năng suất
từ 100-150 tấn.Do nhu cầu nuôi cá tra thương phẩm ngày càng cao nên  trong thời gian tới, các kỹ thuật lưu trữ cá qua đông, cá giống sẽ được lưu dưỡng, kiểm tra cá thường xuyên với
chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo lượng cá giống luôn khỏe mạnh và sạch bệnh. Đối với một vụ nuôi cá, ở miền Nam bộ có khí hậu nóng quanh năm nên người ta tập trung nuôi vào
những mùa mưa vì vào mùa khô nước sẽ cạn. Ở miền Bắc, bà con có thể thả cá giống vào khoảng tháng 4 cho đến tháng 5 và bà con phải tiến hành thu hoạch trước tiết lập đông. Tức
là khoảng tháng 10, tháng 11 vì khi tiết lập đông về, khí hậu lạnh, cá sẽ kém ăn, không lớn. Nếu kéo dài, cá sinh trưởng rất chậm và nếu để qua đông thì cá có thể chết vì lạnh.
 
Về thức ăn
 
 Bà con phải đảm bảo được các chỉ tiêu thức ăn không nhiễm kháng sinh, độc tố nấm, không bị nhiễm các vi sinh vật. Khi chọn thức ăn bà con phải chú ý Thức ăn tự chế và công
nghiệp. Chẳng hạn như  chúng ta chọn thức ăn của nhà máy con cò, và một số loại thức ăn khác, trong đó thức ăn con cò có các chỉ tiêu đạt vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định
của nuôi trồng thủy sản. Đối với thức ăn tự chế thì chúng ta phải chú ý thành phần thức ăn chứa từ 20 - 25% protein bao gồm cám gạo 60%, gạo hoặc tấm 10%, rau xanh 10%, cá tươi
hoặc bột cá 15%, chất xơ, chất khoáng, vitamin là 5% hoặc bà con có thể trộn với tỷ lệ cám gạo 40%, phôi dầu lạc 40%, bột cá 20%. nên nó đảm bảo được giá thành thấp hơn và
ngược lại.
 
Đối với con cá tra, bà con thường cho ăn nhiều bữa hơn, ngày 2 bữa vào buổi sáng khoảng 8 - 9h và buổi chiều khoảng 4 - 5h vào giai đoạn nhỏ.Đến khi cá lớn, chúng ta cho ăn 1
bữa/ngày vào buổi chiều và tùy từng loại thức ăn quy định chế độ ăn cho cá. Riêng đối với cá ở giai đoạn làm giống thì bà con cần chú ý khâu lựa chọn thức ăn như: - Bà con dùng thức
C522, hàm lượng đạm 28%, tỷ lệ cho ăn từ 5 - 7%.
 
Cá ở giai đoạn từ 100 - 300g: Bà con dùng thức ăn C532, hàm lượng đạm 26%, tỷ lệ cho ăn 4 - 5%.
 
Cá ở giai đoạn từ 300 - 600g: Bà con dùng thức ăn C533, hàm lượng đạm 22%, tỷ lệ cho ăn từ 3 - 4%.
 
Cá ở giai đoạn từ 600g - 1,5kg: Bà con dùng thức ăn C534, hàm lượng đạm 18%, tỷ lệ cho ăn từ 2-3%.
 
Hàng ngày, bà con cho cá ăn từ 2 - 3 lần, giai đoạn cá còn nhỏ, bà con có thể cho ăn vào lúc 6h sáng, 12h trưa, 19h tối. Khi cá đã đạt khoảng 400 - 500g trở lên, chúng ta cho cá ăn 1
ngày 2 lần vào 9h sáng và 18h chiều. Về việc quản lý môi trường ao nuôi, bà con thay nước định kỳ cho ao nuôi, hàng tháng cần rút bớt ½ lượng nước có trong ao.Cấp nguồn nước
sạch có ngăn chắn có lọc lưới. Bà con sử dụng 1 số hóa chất như vôi nung để khử trùng và khử chua trong môi trường ao nước. Sau từ 6 - 8 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 1,2 - 1,5
kg/con bà con tiến hành thu hoạch. Trước khi thu hoạch, giảm cho ăn từ 2 - 3 ngày và ngày cuối cùng ngừng cho ăn, sau đó tiến hành dùng lưới thu hoạch từ từ cho đến hết.
 
Phương Trà
Các tin khác
Đăng nhập
Tên đăng nhập
Mật khẩu
 Đăng ký thành viên     Quên mật khẩu
Hổ trợ trực tuyến
Tỷ giá vàng - ngoại tệ
Tỷ giá ngoại tệ
Giá vàng SBJ - SJC
Liên lạc

TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ THỐNG KÊ KH&CN TỈNH BÌNH dương

Địa chỉ: Số 26, Huỳnh Văn Nghệ, P.Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương

Email: thongtinkhcn@binhduong.gov.vn

Điện thoại: +84-274-3856429

Fax: +84-274-3856057

Website: http://cisstbinhduong.vn

Liên kết hữu ích

»Sở KH&CN Bình Dương
»Quỹ phát triển KH-CN Bình Dương
»Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN

Các liên kết khác

Thống kê truy cập

Đang online : 4
Tổng số truy cập : 384256

Sơ đồ website